All Change: Pre-Prints Count – less support for Hybrids
Bài được đưa lên Internet ngày: 25/06/2018
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
Kế hoạch triển khai Khoa học Mở của Ủy ban châu Âu (EC): Không cấp vốn thanh toán cho các tạp chí lai
Diễn biến thú vị từ EC, một tuyên bố đã được ban hành trong một tài liệu làm việc của các nhân viên gần đây trong ngữ cảnh các chính sách và các khuyến cáo truy cập mở của EC cho các quốc gia thành viên – nêu các thay đổi về triển khai Khoa học Mở trong chương trình cấp vốn mới của EC, Horizon Europe. Đặc biệt, các chi phí xuất bản sẽ chỉ là hợp lệ cho các tạp chí truy cập mở thuần khiết, nghĩa là không dành cho việc xuất bản trên các tạp chí lai, và ký gửi bản thảo trước in sẽ thỏa mãn các bổn phận bắt buộc về truy cập mở.
Thí điểm sau trợ cấp của FP7: không hỗ trợ cho lai
Bản cập nhật này là có lợi lớn cho OpenAIRE. Sự can dự gần đây của nó trong thí điểm sau FP7để hỗ trợ cho việc xuất bản các bài báo sau khi các dự án đã hoàn thành ngụ ý rằng một trong những điều kiện được tán thành của EC: Các tạp chí lai (Hybrid Journal) đã hoàn toàn bị/được loại trừ khỏi thí điểm đó. Một số thỏa thuận trả trước đã được ký với các tạp chí truy cập mở lớn hỗ trợ các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article Processing Charges) sẽ được thanh toán, tuy nhiên không cho các tạp chí lai. Nhiều dữ liệu hơn trong thí điểm đó có thể thấy ở đây. Nghiên cứu sau trợ cấp đã phát hiện các nhà nghiên cứu thường không nhận thức được về tình trạng của tạp chí lai, nếu họ hiểu ý nghĩa của khái niệm đó. Thông tin đầy đủ về tình trạng của tạp chí đôi khi cũng khó có được từ các nhà xuất bản. Thú vị là Thư mục các Tạp chí Truy cập Mở (DOAJ) không liệt kê các tạp chí lai.
Còn bây giờ, các APC lai đối các dự án Horizon 2020 vẫn được trang trải như là ‘chi phí hợp lệ’, theo đó không có quy định nào về việc phải xuất bản trên các tạp chí truy cập mở nào. Điều này dường như sẽ thay đổi trong Horizon Europe (chương trình sau Horizon 2020).
Bản thảo trước in sẽ đủ điều kiện
Hiện hành chỉ thị về Truy cập Mở của EU nêu:
“bất kể kênh xuất bản nào … truy cập mở tới các xuất bản phẩm là kết quả từ nghiên cứu được nhà nước cấp vốn được trao càng sớm có thể càng tốt, ưu tiên vào thời điểm xuất bản, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không muộn hơn 6 tháng sau ngày xuất bản (không muộn hơn 12 tháng đối với các khoa học xã hội và nhân văn” (1)
Tài liệu này nhắc lại điều này bằng việc chủ ý nêu điều sau đây:
“Chia sẻ sớm các xuất bản phẩm (các bản thảo trước in) sẽ thỏa mãn các yêu cầu truy cập mở. Động thái này được chào đón và xúc tác cho cách thức nhanh hơn trong chia sẻ tri thức qua ký gửi vào các kho” (2)
Được nhúng vào Đám mây Khoa học Mở châu Âu (EOSC)
Tin tức này tới trong ngữ cảnh có sự hỗ trợ ngày càng gia tăng từ EC cho khoa học mở, được chống trụ bằng sự hình thành hạ tầng liên doàn mạnh mẽ để hỗ trợ cho khoa học mở, ấy là EOSC. Việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để hiện thực hóa các bổn phận truy cập mở của họ là một trong những mục tiêu chính của OpenAIRE. Nó có các thành viên khắp châu Âu, chủ yếu trong các cơ sở và thư viện tích cực tham gia trong hội thoại về sự dịch chuyển toàn cầu sang truy cập mở.
Cách để triển khai khoa học mở?
Tài liệu làm việc này đưa ra vài điểm hành động cụ thể khác để triển khai khoa học mở. Cũng giống như việc tập trung vào truy cập mở tới các xuất bản phẩm, dữ liệu nghiên cứu, và các kết quả đầu ra khác, tài liệu cũng đề cập tới các vấn đề về thưởng và ưu đãi, nêu rằng các thực hành khoa học mở sẽ được cân nhắc trong đánh giá các đề xuất cấp vốn. EC vì vậy tiến hành một bước quan trọng trong khuyến khích các nhà nghiên cứu thực hành khoa học mở khi các thực hành như vậy bây giờ sẽ được công nhận và thưởng cho các trợ cấp vốn và tiến bộ sự nghiệp.
Hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp quá độ
Hạ tầng OpenAIRE gồm tập hợp theo liên đoàn các kho truy cập mở và các nguồn ‘mở’ khác các kết quả đầu ra nghiên cứu để hoàn chỉnh bức tranh truyền thông hàn lâm. Như một phần của sự chuyển tiếp quá độ sâng sân chơi bình đẳng về truy cập mở hỗ trợ cho cộng đồng nghiên cứu để ký gửi các bản thảo trước in của họ và/hoặc các bản thảo sau in vào kho của cơ sở của họ và để xuất bản trên các tạp chí truy cập mở đầy đủ như là phương tiện hỗ trợ cho khoa học mở khắp châu Âu và hiện thực hóa tầm nhìn truy cập mở là thứ gì đó OpenAIRE hỗ trợ. Điều này thiết lập tiền lệ từ EC để hỗ trợ con đường xanh tiến hành truy cập mở, và cũng mở ra các câu hỏi mới như vai trò rà soát lại ngang hàng có thể là gì nếu các bản thảo trước in được hỗ trợ. Nhưng điều đó lại là một thảo luận khác. ..
Quản lý khoa học của OpenAIRE2020. Đại học Göttingen, Đức.
The EC’s Open Science Implementation Plan: No Payment funds for Hybrid Journals
In an interesting development from the European Commission, a statement has been released in a recent staff working document in the context of the EC’s open access policies and recommendations to the Member States– stating changes for the implementation of Open Science in the European Commission’s new funding programme, Horizon Europe. In particular, publication costs will only be eligible for purely open access journals, i.e. not for publishing in hybrid journals, and depositing a pre-print will satisfy the open access mandate obligations.
FP7 post-grant pilot: no support for hybrid
This update is of great interest to OpenAIRE. Its recent involvement in thepost-FP7 pilot to support the publishing of articles after the projects were completed meant that one of the conditions echoed that of the EC’s: Hybrid journals were explicitly excluded from the pilot. A number of pre-paid agreements were signed with large open access journals to support APCs to be paid, however not hybrid journals. More data on the pilot can be found here. The post-grant study revealed that researchers are often unaware of the hybrid status of the journal, if they understand the meaning of the term at all. Full information about a journal status is also sometimes hard to obtain from publishers. Interestingly the Directory of Open Access Journals does not list hybrid journals.
For now, however, hybrid APCs for Horizon 2020 projects are still covered as an ‘eligible cost’, for which there are no stipulations about which open access journals to publish in. It seems this will change in Horizon Europe.
A pre-print will suffice
At present the EU’s mandate for Open Access, states:
“whatever the channel of publication… open access to publications resulting from publicly funded research be granted as soon as possible, preferably at the time of publication, and in any case no later than six months after the date of publication (no later than twelve months for social sciences and humanities);” (1)
This new document reiterates this by specifically stating the following:
“Early sharing of publications (pre-prints) will satisfy open access requirements. This is a welcome move and enables a faster way of sharing knowledge via deposit in repositories” (2)
Embedded within the European Open Science Cloud
This news comes in the context of increasing support by the EC for open science, underpinned by the establishment of a robust federated infrastructure to support open science, namely the EOSC. Supporting researchers to realise their open access obligations is one of the key aims of OpenAIRE. It has members across Europe, mainly in institutions and libraries who are actively involved in the dialogue in the world-wide shift to open access.
How to implement open science?
The working paper sets out some other concrete action points for implementing open science. As well as focusing on open access to publications, research data, and other outputs, the document also addresses the issues of rewards and incentives, stating that open science practiceswill be considered in evaluating funding proposals. The EC thereby makes an important step in encouraging researchers to practice open science as such practices will now be recognized and rewarded for funding grants and career progression.
Supporting the transition period
OpenAIRE’s infrastructure is comprised of a federated set of open access repositories and other ‘open’ sources of research outputs that complete the scholarly communication landscape. As part of the transition to a level open access playing field supporting the research community to deposit their pre-prints and/or post-prints in their institutional repository and to publish in fully open access journals as a vehicle to support open science across Europe and realise the open access vision is something OpenAIRE supports. This sets a precedent by the EC for support of a green way of doing open access, and also opens up new questions such as what could be the role of peer-review if pre-prints are supported. But that is another discussion….
OpenAIRE2020 scientific manager. University of Göttingen, Germany.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét