Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Published tháng 8 22, 2018 by Nặc danh with 0 comment

Truyền thông là gì? Ngành truyền thông và Truyền thông thương hiệu

Truyền thông là gì? Ngành truyền thông và Truyền thông thương hiệu

Truyền thông là gì? Ngành truyền thông và truyền thông thương hiệu có tầm ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống. Ứng dụng thực tiễn của Truyền thông trong thực tế ra làm sao. Trong bài học này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến truyền thông.

1. Truyền thông là gì?

Chắc hẳn bạn từng nghe rất nhiều về truyền thông và ngành truyền thông, Nhưng thực sự bạn có hiểu Truyền thông là gì không?

1.1 Khái niệm truyền thông

Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Một cách sách vở Truyền thông là Quá trình trao đổi thông tin, Thông qua việc trao đổi cảm xúc, thái độ, ngôn ngữ…. Tại Trịnh Đức Dương Blog chúng tôi định nghĩa. Truyền là truyền đạt, Thông và thông tin.Truyền thông đơn giản là quá trình truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằm tắc động trực tiếp đến tư duy suy nghĩ của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến
Truyền thông là gì? Đơn giản chỉ là quá trình truyền đạt thông tin thôi.

1.2 Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là gì? Ngành truyền thông không đơn giản chỉ là làm báo hoặc đơn thuần là làm quảng cáo. Ngành truyền thông rộng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Tất cả chỉ là 1 phần nhỏ của ngành truyền thông mà thôi. Ngành truyền thông bao gồm những ngành sau:

Ngành truyền thông báo chí:

Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông. Lĩnh vực này có lịch sử phát triển lâu đời nhất. Trong ngày báo lại bao gồm báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh. Đặc trưng của ngành này là tính thời sự, tính thực tế, và chính xác cao. Đặc biệt đối với phóng viên yêu cầu công việc rất khắt khe.

Ngành truyền thông thực hành:

Có thể bạn sẽ thấy hơi lạ. Tuy nhiên truyền thông thực hành bao gồm: Public Relations (PR), Corporate Communication, và Non-profit Communication. Đặc biệt là với PR, đây là 1 nhánh rất khó phân biệt Public Relations (PR) đôi khi được hiểu chính là ngành truyền thông. Tôi sẽ không nói quá nhiều về PR tuy nhiên để bạn dễ hiểu thì PR có 2 lĩnh vực chính là Truyền thông kinh doanh và truyền thông phi lợi nhuận.
PR Sử dụng các chiến lược và thông điệp rõ ràng đạt được những mục đích cụ thể. Bạn chỉ cần phân biệt giữa truyền thông báo chí và PR. PR nhằm tiếp cận thay đổi tư duy nhận thức của đối tượng cụ thể, nhằm đạt mục đích nào đó. Còn báo chí thì hướng nhiều hơn đến việc đưa tin nhiều hơn là định hướng. Tất nhiên Báo chí cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để định hướng công chúng.

Ngành truyền thông Media

Ngành truyền thông media là một trong những ngành khá hot. Ngành này liên quan đến việc hậu kì. Việc sử dụng máy ảnh, máy quay các ứng dụng, phần mềm, để tạo ra các ấn phẩm truyền thông. Ngành Truyền thông media là một trong những ngành cực hót đối với sinh viên hiện nay. Có rất nhiều hướng để phát triển ngành truyền thông media. Bạn có thể học thiết kế, học quay dựng video, hoặc thậm chí là conten.
>> Tham khảo thêm khoá học nghệ thuật huy động vốn sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều những kỹ năng cần thiết

Ngành nghiên cứu truyền thông

Nghiên cứu truyền thông là lĩnh vực được tạo ra để nghiên cứu chiến lược cho các loại hình truyền thông ở trên. Họ không phải là người thực hiện trực tiếp các dự án truyền thông. Nhưng họ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kế quả của một hoạt động truyền thông. Họ thực hiện ngồi quan sát các hiện tượng, thói quen, hành vi người dùng để đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả. Thông qua những khái niệm đó bạn đã hiểu được phần nào về truyền thông là gì. Những ngành truyền thông bạn có thể tham gia.
Vậy ứng dụng của ngành Truyền thông là gì? Trịnh Đức Dương Blog sẽ tiếp tục cùng các bạn tìm hiểu nhé.

2. Ứng dụng của Truyền thông là gì

ngành truyền thông có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem những ứng dụng cụ thể của truyền thông là gì nhé.

2.1. Sức mạnh của truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là một trong những ngành có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển trung của xã hội. Truyền thông gần như có tác động đến mọi đối tượng, mọi mặt của đời sống. Truyền thông có tính định hướng cao và sức lan tảo mạnh mẽ trong cộng đồng.
Không đơn giản mà Truyền thông lại được xem là công cụ hữu hiệu số 1 để truyền đi thông điệp, định hướng và lan toả. Nhờ truyền thông con người được kết nối với nhau nhiều hơn. Thông tin được lan truyền mạnh mẽ hơn. Gần như vạn vật được kết nối với nhau thông qua các công cụ như tivi, mạng xã hội, báo chí…
Truyền thông càng quan trọng hơn khi chúng được sử dụng trong kinh doanh, thương mại. Các kênh, phương tiện truyền thông được khai thác một cách triệt để. Hàng năm hàng tỉ đô la được chi ra cho các chiến lược truyền thông của nhiều doanh nghiệp, và nó cũng mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các công ti cung cấp dịch vụ này.

2.2 Những vấn đề khác của Truyền thông là gì.

Với mỗi cơ quan tổ chức khác nhau sẽ có các chiến lược truyền thông khác nhau. Những chiến lược cụ thể sẽ tạo ra sức mạnh và tầm ảnh hưởng khác nhau đến từng đối tượng cụ thể.
>> Khoá học Trở thành bậc thầy bán hàng. Là 1 trong những khoá học tôi cảm thấy giúp ích được mình nhiều nhất

Truyền thông nhà nước.

Nhà nước là một trong những tổ chức khai thác vô cùng hiệu quả sức mạnh của truyền thông. Không những thế Nhà nước là đơn vị nắm giữ rất nhiều các phương tiện, công cụ truyền thông. Lúc này Nhà nước không chỉ sử dụng phương tiện truyền thông để phát đi thông điệp, mà nhà nước còn sử dụng Truyền thông như
 một công cụ tuyên truyền, định hướng dư luận. Tạo ra các cuộc thăm dò, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.

Truyền thông không khô khan

Truyền thông không phải cái gì đó khô khan, mà ngược lại truyền thông có tính giải chí cực cao. Bạn có thể thấy những trang tin thể thao, những đoạn phim quảng cáo ngắn. Những đoạn phim hài chèn quảng cáo. Thực sự chúng không chỉ mang đến hình ảnh thương hiệu, mà còn có tính giải chí.

Truyền thông là công cụ học tập

Truyền thông là công cụ học tập hữu hiệu. Sẽ có nhiều bạn nói rằng điều này không đúng. Nhưng nếu bạn thấy những trang báo, những đoạn phim tư liệu đang cung cấp tư liệu cho bạn. Bạn hiểu ý tôi rồi đó, Nó cũng là công cụ của truyền thông mà.
Truyền thông là gì

3. Kết luận

Như vậy bạn đã hiểu được truyền thông là gì? Ngành truyền thông là gì? Tầm ảnh hưởng cũng như những vấn đề xoay quanh khái niệm về truyền thông.
Thông qua bài viết bạn chỉ cần nắm được một số kiến thức chính như sau: Khái niệm truyền thông là gì? Ứng dụng của truyền thông, Những ngành truyền thông đang đào tạo.
Mong rằng với những gì Trịnh Đức Dương Blog đã chia sẻ cho các bạn về truyền thông là gì sẽ giúp ích được bạn phần nào đó trong quá trình học tập và phát triển của mình.
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét