Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Published tháng 3 06, 2021 by Chibi with 0 comment

Kinh nghiệm mua Laptop cho Sinh viên, Dân văn phòng

Các bạn đều có khá nhiều thắc mắc khi chọn mua laptop cho sinh viên hoặc dân văn phòng. Nhất là các bạn sinh viên đang tầm quay lại trường học. Nên hôm nay mình xin đưa ra một vài cách chọn máy cho bạn học tập, làm việc, chơi game nhẹ và cả thiết kế đồ họa t. Hy vọng hữu ích với bạn!

Mua máy thì chắc ai cũng mong muốn là nó luôn hoạt động nhanh mượt các thứ rồi. Nói chung là phần này thuộc về cấu hình con máy.

Các thông số về cấu hình bao gồm chip, card, RAM, Ổ cứng thì các nhà sản xuất đều công bố ở web hãng hay bên bán rồi, xem cái này thì dễ, quan trọng chọn như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng thôi.

Kinh nghiệm mua Laptop dành cho Sinh viên, Dân văn phòng

CẤU HÌNH THẾ NÀO LÀ ĐỦ?

Nếu bạn là sinh viên nhóm ngành kế toán, kinh tế, xã hội… nên đọc bài Kinh nghiệm mua Laptop cho sinh viên nhóm ngành kế toán, kinh tế, xã hội…. để chọn đúng cấu hình.

Nếu đơn giản là mua Laptop cho Sinh viên để học tập, làm việc với các ứng dụng phần mềm như word, excel, powerpoint hay các ứng dụng, phần mềm văn phòng thì không cần một cấu hình quá cao:

– Với CPU:

  • Chỉ cần từ Intel i3/i5 hoặc Ryzen 3/ ryzen 5 đời 3,4 là rất ổn rồi. Cái này còn phụ thuộc vào ngân sách của các bác. Với ngân sách tầm 9 triệu trở đi, mng đã có thể chọn máy mới chip Intel i3/ i5 chủ yếu là đời 8, đời 10.
  • Tuy nhiên với mức ngân sách thấp hơn tầm 5 triệu thì bắt buộc bạn phải chọn các con máy cũ chip i3, i5 đời 5,6,7. Chỉ cần không quá cũ thì mọi thứ đều ổn.

– RAM: 4GB là tối thiểu nhất. Tuy nhiên bạn đa số đều có thói quen mở cùng lúc nhiều tab công việc, nhiều tabs Chrome thì cứ đầu tư hẳn 8GB để không giật lag, lướt web thì cũng ngốn kha khá RAM rồi. Trường hợp chưa đủ kinh phí, anh em nhớ ưu tiên chọn con máy nào có khả năng nâng cấp đề phòng sau này cần dùng đến.

– Ổ cứng: ngoài lưu trữ dữ liệu thì nó còn quyết định tốc độ đọc ghi dữ liệu của máy, nôm na là khởi động máy tính, phần mềm, sao chép dữ liệu nhanh hay chậm phụ thuộc vào nó. Phổ biến nhất hiện nay là 2 loại ổ cứng HDD và SSD. Để nhanh mượt thì bạn ưu tiên chọn ổ SSD chỉ cần từ 120GB thôi. Có nhu cầu lưu trữ dữ liệu, hình ảnh lớn thì các bác dùng song song SSD và HDD, hoặc máy sẵn HDD nhưng có khả năng nâng cấp.

– Về card: Không game gủng, đồ họa thì không cần quá quan tâm đến card đâu các bác, card on sẵn trên máy cứ thế mà dùng thôi . còn ông nào có nhu cầu…. thì xem ở bên dưới…

Với bạn nào mua Laptop cho Sinh viên chơi thêm tí game hay thiết kế đồ họa thì cần chú ý hơn về một chút cấu hình.

– Với CPU:

  • Nếu dùng chip Intel: bạn chọn chip từ i5 đuôi U hoặc đuôi G, và có card rời nhẹ đi kèm như MX230, MX330,… Với trường hợp không card rời thì các bạn chỉ nên chọn chip Intel gen 11 mới nhất đuôi G7 với card Iris Xe đi kèm.
  • Nếu dùng chip AMD: vì chip Ryzen đời 3,4 tích hợp card Vega có sức mạnh xử lý đồ họa khá ổn, nên với các con máy sử dụng chip này bạn sẽ không cần thêm card rời.

( Vd: Lenovo ideapad 3 chip Ryzen 3 + card Vega 3 đã có thể chơi LOL max setting với 70-73 fps rồi)

– RAM: đã dính dến game gủng hoặc tí đồ họa thì RAM tối thiểu lúc này phải là 8GB mới có thể hỗ trợ tốt bạn trong quá trình chơi game hay làm PS, AI được.

CHỌN MÀN HÌNH MÁY THẾ NÀO?

Đây cũng là yếu tố quan trọng không kém khi các bác chọn mua laptop cho sinh viên hoặc làm văn phòng nhưng nhiều bạn đi mua máy lại không để ý. Màn hình laptop cần đủ sáng, đủ sắc nét và hiển thị rõ ràng.

  • Độ sáng màn hình được đo bằng Nit, thông số này càng cao thì độ hiển thị càng rõ ràng và hạn chế được tình trạng chói, bóng càng tốt. Thông thường màn hình sẽ có độ sáng 200 -300nit và cao hơn ở các dòng laptop cao cấp.
  • Độ phân giải càng lớn thì hình ảnh hiển thị càng chi tiết, tốt nhất các bác nên đầu tư con máy có độ phân giải Full HD trở lên, làm việc, xem phim giải trí cũng đã mắt hơn nhiều.
  • bạn nào mua máy có thêm nhu cầu làm việc với màu sắc (PS, AI, Pr…) hoặc đơn giản là có tiền thích màn đẹp hơn tí thì nên chú ý thêm về độ chuẩn màu. Chuẩn màu nên ở tầm 72%NTSC hoặc 100%sRGB.
  • Chọn kích thước tùy vào nhu cầu của bạn. Thường xuyên phải làm, học với số liệu, bảng tính thì nên chọn màn lớn ít nhất từ 14inch, tối ưu nhất là 15 inch cho có phím số, thường xuyên đi lại thì chọn màn bé tầm 12, 13 inch cho dễ di chuyển, dễ check công việc.

Tất nhiên chất lượng hiển thị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như công nghệ màn hình, tấm nền, kích thước,… nên bạn khi mua máy hãy thử kiểm tra trước màn hình, cảm thấy màn không ám vàng, ám xanh, rõ ràng là ổn.

VỀ THIẾT KẾ MÁY

Thiết kế máy đẹp hay xấu là cảm quan của mỗi người rồi nên cái này mình không bàn đến, nhưng nếu quan tâm về độ bền các bác nên lựa chọn máy có chất liệu làm từ kim loại hoặc hợp kim carbon, magie. Lý thuyết thì thế nhưng máy giá rẻ lấy đâu ra mà vỏ kim loại. Nhiều con máy từ nhựa cứng cũng khá chắc chắn nên anh em cũng có thể lựa chọn.

Trước khi quyết định mua tốt nhất bạn cứ ra cửa hàng thử cầm, nắm máy, ấn nhẹ rồi mở bản lề, gõ phím các thứ… xem có chắc chắn, đầm tay hay bị ọp ẹp hay không là sẽ biết ngay.

CHỌN BÀN PHÍM PHÙ HỢP NHU CẦU

Bác nào làm việc nhiều với số liệu, excel lưu ý chọn máy có bàn phím số phụ để thuận tiện nhập liệu nhé, còn về gõ sướng, độ nảy, phím bấm êm các thứ thì các bác có thể dòng thinkpad của Lenovo. Nhưng gõ phím quen tay, nên tiêu chí này các bác cân nhắc thôi.

Một số mẫu Laptop cho dân văn phòng

Dưới đây là một số laptop cho sinh viên khá nổi bật trong tầm giá, bạn có thể tham khảo qua:

Dưới 5 triệu

laptop cu duoi 5 trieu cho sinh vien

Đầu tiên là máy cũ, dành cho các bạn có ngân sách thấp tầm 5 triệu, cực bền và hiệu năng cũng rất ổn để bạn học tập, làm việc. Tầm ngân sách thấp thì đây là những lựa chọn cực kỳ tốt

  • Dell Latitude 7240: Màn hình 12.5 inch nhỏ gọn cho bác nào thường xuyên di chuyển.
  • Dell Latitude E5440 i3: Màn hình 14 inch HD, bền, thiết kế cực lịch lãm.
  • Dell Latitude 6430 ATG: Con máy nổi tiếng “ nồi đồng cối đá” cực bền.
  • Toshiba Dynabook R734: Máy thương hiệu Nhật bền bỉ, ổn định.
  • Dell Latitude 3340: Pin trâu thoải mái làm việc, học tập.
  • Dell Latitude E5530 i5: Màn hình lớn 15.6 inch, có bàn phím số phụ để các bác nhập liệu dễ dàng.
  • Lenovo K2450: Bàn phím gõ sướng, thiết kế bền nhẹ.
  • NEC VK17TG: Đây là chiếc laptop siêu nhẹ và cũng hiếm hoi trong tầm giá sở hữu màn hình cực xịn xò với độ phân giải 2K.

Từ 8 – 10 triệu

laptop 8 trieu cho sinh vien

Tầm giá cao hơn từ 8 triệu thì sẽ có các con máy cấu hình, thiết kế xịn xò hơn. Các bác có thể tham khảo:

  • Hp elitebook 840 G3: thiết kế mỏng nhẹ, đẹp, cấu hình khá ngon với chip intel i5.
  • Dell Latitude 6540: Con máy có chip đuôi M, có cả option card rời khỏe ngang máy trạm, màn lớn 15.6 inch.
  • Dell Latitude 7270: Máy nhỏ gọn với màn 12.5 inch gọn nhẹ , cấu hình chip i5 đời 6, RAM 8GB đa nhiệm mượt.
  • Dell Latitude 7450, 7440: 2 con máy với màn 14 inch, cấu hình ổn định với chip Intel i5 đời 4, 5.
  • Dell Latitude 5570: Màn lớn 15.6 inch, chip Intel i5 đời 6 thích hợp cho dân kế toán, kho, nhập liệu.
  • Dell Latitude 5450: Màn 14 inch, chip intel i5 đời 5 đáp ứng tốt nhu cầu văn phòng.

Dưới 10 triệu

mua laptop sinh viên dưới 10 triệu

Với ngân sách thấp 10 triệu muốn mua máy mới fullbox, cũng có khá nhiều sự lựa chọn tốt cho các bác

Ở tầm ngân sách này bạn đã có thể chọn mua Laptop cho Sinh viên hoặc đi làm để có thể chơi game, làm PS, AI nhẹ nhàng với chip Ryzen 3 + Card Vega 3, điển hình như:

  • Dell vostro 3405: Bền bỉ, chắc chắn, độ hoàn thiện cao, yên tâm dùng dài lâu.
  • Aspire 3 A315-23-R1XZ : Mỏng nhẹ, màn lớn 15.6 inch Full HD, giải trí làm việc sướng mắt.
  • HP 14 refurbish: thiết kế đẹp, gọn nhẹ, chắc chắn, dễ dàng di chuyển.
  • Ideapad 3 ryzen 3: Màn hình 15 inch Full HD sắc nét, máy cứng cáp, cầm nắm cực chắc tay.

12 – 15 triệu

Với tầm giá trung bình từ 12 – 15 triệu, bạn có thể tham khảo qua một vài mẫu nổi bật, chip đời đời mới khỏe hơn.

kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên văn phòng

  • HP 250 G7: Chip Intel i5 đời 10 nhanh mượt, Màn hình lớn 15.6 inch Full HD sắc nét.
  • Dell vostro 3400, 3500: Chip Intel đời 11, card Iris Xe làm tốt đồ họa 2D, chơi game phổ thông, thiết kế chắc chắn.
  • Asus X515JA-EJ605T: thiết kế mỏng nhẹ, trẻ trung, chip intel đời 10, màn hình lớn 15.6 inch.
  • Hp pavilion dv0005TU 2D7A1PA: thiết kế đẹp, gọn nhẹ chip i3 gen 11 nhanh mượt, màn hình 14 inch Full HD.
  • Asus Vivobook A415 A515: Thiết kế đẹp, màu sắc trẻ trung, cấu hình khỏe từ chip gen 11.
  • MSI Modern 14 B10MW-427VN: Thiết kế đẹp, độ hoàn thiện cao, cấu hình ổn định chip intel i3 đời 10.

Với mức ngân sách xông xênh hơn, lúc đấy các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn Laptop cho sinh viên với các dòng máy cao cấp như Dell XPS, Hp Envy, Macbook đáp ứng tốt từ hiệu năng đến thiết kế.

Hy vọng qua bài viết này các bác sẽ tìm được con máy phù hợp với nhu cầu cũng như tầm ngân sách của mình!

Let's block ads! (Why?)

      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét