Máy tính sẽ không thể hoạt động nếu thiếu RAM. RAM là một trong những thành phần không thể thiếu trên bất kỳ chiếc máy tính. Bộ nhớ tạm thời này cho phép hệ thống truy xuất những đọc-ghi nhớ ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào ở bên trong bộ nhớ dựa trên địa chỉ ô ghi nhớ. Do đó thì dữ liệu được lưu trữ trên RAM cũng chỉ tạm thời, lúc đó, khi mất nguồn điện thì dữ liệu sẽ được giải phóng. Bên cạnh đó, dung lượng RAM lớn thì nó cũng sẽ chứa được nhiều dữ liệu hơn.
RAM DDR4 là gì?
Hiện RAM DDR4 là loại phổ biến và cũng là mạnh mẽ nhất hiện nay. DDR4 có khả năng cung cấp được điện áp hoạt động trong phạm vi thấp hơn 1.2V cùng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn hẳn những thế hệ trước. Cụ thể rằng tốc độ truyền dữ liệu của RAM DDR4 rơi vào tầm khoảng 2133 cho đến 3200 MT/s. Đồng thời nó cũng được trang bị đến tận 4 Bank Group và mỗi Bank Group thì có những tính năng độc lập nhau.
RAM DDR4 cho phép xử lý được bốn dữ liệu trong cùng một chu kỳ xung nhịp, do đó mà hiệu quả nó mang lại thật sự tốt hơn hẳn so với RAM DDR3. Bên cạnh đó DDR4 cũng được tích hợp thêm những tính năng hữu ích khác, nhằm tăng cường tính toàn vẹn của dữ liệu và tính ổn định ở khả năng truyền dẫn dữ liệu
RAM DDR3 là gì?
Nhắc đến DDR3 có vẻ thấp hơn DDR4 nhưng thực chất nó là gì? Bộ nhớ DDR3 được sản xuất nhằm giảm mức tiêu thụ điện năng lên đến hơn 40% so với những module DDR2 hiện tại. Và điều đó cho phép dòng điện và điện áp truyền vào thấp hơn so với DDR2.
Về tốc độ thì DDR3 rơi vào tầm 800 ~ 1600MT/s, mang đến tính ổn định và nhanh chóng trong quá trình truyền dữ liệu. Bên cạnh đó, bộ nhớ DDR3 còn được tích hợp thêm các tính năng khác như ASR và SRT nhằm giúp bộ nhớ có thể kiểm soát được tốc độ làm mới theo sự ổn định của nhiệt độ.
Các chuẩn tốc độ RAM tốt nhất hiện nay
Bạn dễ dàng bắt gặp những loại RAM với từ viết tắt theo đuôi là DDR viết tắt dành cho cụm từ Double Date Rate. Đây là loại RAM thế hệ mới và truyền được hai khối dữ liệu trong cùng một xung nhịp. Những loại RAM này sở hữu tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh hơn các thế hệ cũ. Từ năm 2000 cho đến nay có tổng cộng bốn thế hệ RAM được ra mắt:
- DDR: được giới thiệu vào năm 2000 và là chuẩn RAM cũ, thiết bị hỗ trợ dung lượng thấp
- DDR2: Được công bố vào năm 2003 và tích hợp với khoảng dung lượng khá hơn, nhưng vẫn chưa được dùng phổ biến
- DDR3: trình làng vào năm 2007, thiết bị hỗ trợ mức dung lượng chuẩn có thể lên đến 16GB nhằm hỗ trợ cho các chiếc máy PC
- DDR4: Được công bố vào năm 2014 là chuẩn RAM nhanh nhất và hỗ trợ dung lượng lên đến 512GB, mặc dù chưa có một thanh RAM nào chứa được ngần ấy dung lượng
Nên sử dụng RAM DDR4 hay RAM DDR3?
So với các loại RAM khác thì hầu như DDR4 và DDR3 là hai chuẩn được sử dụng nhiều nhất. Đối với RAM DDR3 thì người dùng sẽ được trải nghiệm mức truyền tải dữ liệu khá với mức điện năng tiêu thụ được giảm rõ rệt. Song hạn chế là chỉ dừng ở mức RAM 16GB.
Còn đối với RAM DDR4 thì bạn sẽ được trải nghiệm trên tốc độ hoàn toàn cao và tính ổn định cũng được đảm bảo. Đồng thời không giới hạn về mặt dung lượng cũng là ưu điểm của loại RAM này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hai loại RAM phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng rộng rãi cho đa dạng nhu cầu khác nhau. Theo bạn nên chọn loại RAM nào là tốt nhất, hãy cùng để lại ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét